Thứ 4, 04/09/2024
Nguyễn Thị Thanh Mai
363
Móng nhà công nghiệp là một kết cấu quan trọng, đóng vai trò chịu lực cho toàn bộ công trình. Mỗi loại móng sẽ phù hợp với từng loại địa hình và thiết kế công trình khác nhau. Quy trình thi công móng nhà công nghiệp đạt chuẩn cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm chất lượng và độ bền công trình. Hãy cùng Xây Dựng NTC khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Móng nhà công nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo an toàn và ổn định cho toàn bộ công trình. Dù công trình đó là nhà kho, nhà xưởng phục vụ cho sản xuất, lưu trữ hay kinh doanh, móng phải chịu được tải trọng từ cấu trúc, máy móc và con người để đảm bảo an toàn và hạn chế mọi rủi ro.
Chất lượng công trình phụ thuộc nhiều vào thiết kế và độ vững chắc của móng. Móng nhà công nghiệp giúp truyền tải trọng xuống nền đất, đảm bảo công trình chịu được áp lực từ trọng lực, thiết bị và các hoạt động bên trong, tạo nền tảng cho sự bền vững lâu dài của công trình.
Móng nhà xưởng công nghiệp có kết cấu gồm 3 phần chính:
>>> Xem ngay: Báo giá xây dựng nhà xưởng công nghiệp.
Tùy thuộc vào địa hình, loại đất và thiết kế của công trình, việc chọn phương án móng nhà công nghiệp cho phù hợp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 3 loại phổ biến:
>>> Xem thêm: Báo giá cải tạo nhà xưởng công nghiệp.
Quy trình thi công móng nhà công nghiệp gồm 2 giai đoạn chính:
Đây là giai đoạn tốn nhiều thời gian, nên để tối ưu chi phí và thời gian, nên sử dụng máy xúc để đào móng và vận chuyển đất. Trong quá trình này, có thể kết hợp thực hiện các công việc bổ trợ như sắt cổ cột, thi công đế móng và giằng móng để đẩy nhanh tiến độ.
Ván ép thường được sử dụng làm khuôn đổ bê tông nhờ tính nhẹ, dễ cắt và vận chuyển. Các vật liệu chính cho kết cấu móng nhà công nghiệp bao gồm ván khuôn, ván sàn và cây giằng.
>>> Xem thêm: 5 cách tiết kiệm chi phí xây dựng nhà xưởng.
Việc thực hiện khảo sát địa chất kỹ lưỡng trước khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Tránh xây dựng móng ở những khu vực có mực nước ngầm cao, dễ gây ẩm mốc và hư hại móng. Đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu 0,5m giữa mạch nước ngầm và móng nhà để tránh rủi ro.
Bản thiết kế móng cần phải được nghiên cứu kỹ, phù hợp với địa chất khu vực xây dựng. Điều này giúp tránh các sai sót, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo công trình bền vững lâu dài.
Chất lượng trong thi công móng nhà xưởng công nghiệp là yếu tố quyết định sự bền vững của công trình. Thi công kém chất lượng có thể dẫn đến sụt lún, nứt sàn, và thấm sàn, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Do đó, chất lượng cần được ưu tiên hàng đầu trong quá trình thi công.
Thông thường, móng chiếm khoảng 40% giá trị công trình công nghiệp. Vì vậy, việc giám sát thi công là vô cùng quan trọng. Móng cũng là phần được thi công đầu tiên, nếu việc giám sát không kỹ lưỡng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.
Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng móng nhà công nghiệp. Bạn nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo vật liệu đạt tiêu chuẩn và nâng cao độ bền của công trình.
Xây Dựng NTC được thành lập từ năm 2015 với bề dày kinh nghiệm xây dựng công trình nhà xưởng, nhà máy công nghiệp, cam kết mang đến chất lượng thi công và dịch vụ tốt nhất. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc với nhà cung cấp vật tư, Xây Dựng NTC luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Với bài viết trên, Xây Dựng NTC hy vọng cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để chọn móng nhà công nghiệp phù hợp và tránh những sai lầm không đáng có khi thi công. Liên hệ Xây Dựng NTC để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NTC
- Địa chỉ Trụ sở: 245 Hưng Định 15, Hưng Định, Thuận An, Bình Dương.
- Địa chỉ VPĐD: C265 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Nhâm, Thuận An, Bình Dương.
- Email: congtyxaydungntc@gmail.com
- Hotline: 0945.858.979
- Website: www.xaydungntc.vn
- Facebook: fb.com/ctyxaydungntc
- Giấy phép kinh doanh số 3702711440 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày 17/10/2018.